Hình tượng hoa sen trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Quả thật, hoa sen có đặc tính hy hữu, siêu việt hơn các loài hoa khác ở chỗ nó sinh trưởng từ bùn lầy mà không nhiễm hôi tanh của bùn lầy, vẫn tỏa hương thơm ngát. Chính vì thế mà trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dùng hoa sen để dụ cho Diệu Pháp, cho Chân tâm của chúng sinh..vv. Chúng sinh vốn có sẵn chân tâm thanh tịnh, bình đẳng không phân biệt, tuy sống ở cõi Ta bà uế trược nhưng chân tâm ấy của chúng sinh vẫn mầu nhiệm thường hằng thanh tịnh không hề sai khác.
Theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa, hoa sen có ba dụ: Vì có sen nên có hoa; Hoa nở thì sen hiện; Hoa rụng thì sen thành.
+ Vì có sen nên có hoa: gồm hai thí dụ:
Dụ thứ nhất – vì Thật nói Quyền: Thật là pháp chân thật tức là Nhất Thừa và Quyền là pháp phương tiện tức là Tam thừa. Sen ở đây là dụ cho Thật và Hoa ở đây là dụ cho Quyền. Đức Phật vì pháp chân thật của Nhất Thừa mà thiết lập pháp Quyền (phương tiện) của Tam thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Mặc dù chỉ bày nhiều thứ đạo, nhưng kỳ thật không ngoài Phật Thừa”.
Dụ thứ hai – Từ nơi Bản Môn hiển bày Tích Môn: Bản Môn nghĩa là chỉ cho pháp Thân căn bản của đức Phật Thích Ca đã có từ vô thủy, đã thành Phật từ lâu xa, cũng gọi là Cổ Phật. Tích Môn nghĩa là chỉ cho Hóa Thân của đức Phật Thích Ca, có dấu tích lịch sử đản sinh, xuất gia..vv. cũng gọi là Tân Phật. Sen ở đây là dụ cho Bản Môn (Cổ Phật) và Hoa ở đây là dụ cho Tích Môn (Tân Phật). Pháp Thân của đức Như Lai thuộc Bản Môn đã thành Phật từ lâu xa, nhưng vì muốn độ chúng sinh nên mới sinh vào nơi nước Ca Tỷ La Vệ làm Hóa Thân thuộc Tích Môn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Đúng ra ta thật sự đã thành Phật từ lâu xa, chỉ vì giáo hóa chúng sinh mà nói rằng, ta mới xuất gia và chứng đặng Tam Bồ Đề”.
+ Hoa nở thì sen hiện. Cũng có hai ví dụ:
Dụ thứ nhất – là khai Quyền hiển Thật. Khai Quyền nghĩa là mở bày pháp phương tiện và Hiển Thật nghĩa là thể hiện pháp chân thật. Hoa nở ở đây là dụ cho Khai Huyền và Sen Hiệu ở đây là dụ cho Hiền Thật. Thí dụ này là biểu tượng Đức Như Lai quyền khai ba thừa để hiển bày pháp chân thật của Nhất Thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Khai phương tiện môn để chỉ bày tướng chân thật”.
Dụ thứ hai – khai Tích hiển Bản: Khai Tích nghĩa là mở bày Hóa Thân thuộc Tân Phật và Hiền Bản nghĩa là hiển bày Pháp Thân thuộc Cổ Phật. Hoa Nở ở đây là dụ cho khai mở Tích Môn và Sen Hiện ở đây là dụ cho hiển bày Bản Môn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả thế gian đều cho ta nay mới đắc đạo. Ta thật sự đã thành Phật từ vô lượng vô biên na do tha kiếp cho đến nay”.
- Hoa rụng thì sen thành. Cũng có hai thí dụ:
Dụ thứ nhất – bỏ Quyền lập Thật: Bỏ Quyền nghĩa là phế bỏ pháp phương tiện của Tam Thừa và lập Thật nghĩa là thiết lập pháp chân thật của Nhất Thừa. Hoa rụng ở đây là dụ cho bỏ Quyền và sen thành ở đây là dụ cho lập Thật. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai phế bỏ pháp phương tiện của ba Thừa để kiến lập pháp chân thật của Nhất Thừa. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Đúng ra xả bỏ phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng”.
Dụ thứ hai – bỏ Tích lập Bản: Bỏ Tích nghĩa là phế bỏ Tân Phật thuộc Hóa Thân và lập Bản nghĩa là thiết lập Cổ Phật thuộc Pháp Thân. Hoa rụng ở đây là dụ cho bỏ Tích (Tân Phật) và sen thành ở đây là dụ cho lập Bản (Cổ Phật). Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Các đức Như Lai, pháp đều như thế; vì độ chúng sinh, thật sự không hư”.
Như vậy, Hoa sen biểu tượng cho nguyên lý nhân quả đồng thời. Hoa sen có hai phần: Cánh và Nhụy của hoa thì thuộc về Nhân (hoa); Gương và Hạt thì thuộc về Quả (sen). Một đóa sen gồm có cánh nhụy và gương hạt đều thể hiện cùng một lúc gọi là nhân quả đồng thời, nghĩa là Quả không ngoài Nhân và Nhân không ngoài Quả. Quả tức là Nhân và Nhân tức là Quả. Từ ý nghĩa này người tu Diệu Pháp là tạo nhân thì Thể Tướng Chân Tâm nhất định hiện bày là quả.
Tóm lại, Liên hoa biểu thị cho diệu pháp, liên hoa chính là diệu pháp, diệu pháp cũng chính là liên hoa. Sở dĩ hoa sen sở dĩ có ba dụ như trên là vì Diệu Pháp nhiệm màu khó giải thích, phải mượn ví dụ để cho dễ hiểu. Hoa sen là biểu tượng cho Nhân (hoa) và Quả (sen) phát sinh cùng một lúc, cũng như Diệu Pháp là thể hiện Quyền (phương tiện) và Thật (chân thật) đồng một bản thể. Vì thế Đức Phật dùng hoa sen để dụ Quyền và Thật của Diệu Pháp.
- Hội An rước Phật đản sanh PL.2561
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số 3 phát hành ngày 20/7/2015
- Bản Tin Phật Giáo Quảng Nam QCB Số 2, phát ngày 30/5/2015
- Lễ nhập kim quan cố HT. Thích Chơn Phát
- BẢN TIN PHẬT GIÁO QUẢNG NAM QCB SỐ 04, Phát hành ngày 17/09/2015
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số đầu tiên, phát ngày 4/4/2015
- Phật giáo Duy Xuyên tổ chức Đại lễ Phật đản
- Phật giáo Duy Xuyên tổ chức Đại lễ Phật đản 2
- Những Quan Niệm Chưa Đúng Về Đạo Phật - Thích Phước Tiến 2016
- Lật tẩy "cái bang" giả nhà sư khất thực-VTC
- Đại Lễ Cầu Siêu Nạn Nhân Tử Vong Vì TNGT 2014
- Lễ công bố Quyết Định Bổ Nhiệm Trú Trì chùa Minh Giác - Điện Bàn
- Chư Tăng Quảng Nam an cư kiết hạ
- Triển Khai Hiên Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Lễ Phật đản tại chùa Linh Bửu
- Khai mạc khóa tu mùa hè năm 2015 tại Tam Kỳ
- Đêm hoa đăng khóa tu mùa hè lần 2 tại Tam Kỳ
- GĐPT Thăng Bình văn nghệ cúng dường Phật đản PL 2557 - 2013
- đạo từ của Hòa thượng Thích Thiện Duyên tại buổi lễ cầu siêu Anh hùng liệt sĩ Núi Quế - Quế Sơn
- Hòa thượng Trưởng ban Trị Sự về chứng minh Đại lễ kỳ siêu tại Núi Quế - Quế Sơn
- Hướng dẫn các em khóa tu dùng cơm tự chọn
- Trung ương Giáo hội thăm chính phủ
- HT.Thích Thiện Duyên - Trưởng BTSGHPGVN tỉnh đạo từ tại Đại hội Phật giáo huyện Điện Bàn NK.2011-2016
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- Hoa đăng khóa tu mùa hè - Kiên Giang
- Phim phóng sự Phật giáo Đại Lộc - 20 năm một chặng đường phát triển (1996-2016)
- Đại hội Phật giáo huyện Phú Ninh lần 3
- Phát biểu khai mạc của HT. Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam
- Diễu hành xe hoa Phật đản PL.2561 tại Đại Lộc
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số 10
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam số 16
- Phóng sự khám bệnh tại chùa Vĩnh An
- Phật giáo Quảng Nam diễu hành xe đạp kính mừng Phật đản
- Hội Nghị Giao ban 5 tỉnh miền Trung