Chùa Hải Tạng- Cù Lao Chàm
.
Chùa Hải Tạng được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân vùng đảo Cù Lao Chàm nói riêng, đồng thời là nơi cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cúng kính tín ngưỡng Phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán của họ. Lúc đầu chùa được xây dựng ở vị trí cách hiện nay khoảng 200m về hướng Đông Bắc, sau do bão làm hư hại nhiều và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức, chùa đã dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.
Chùa ở vào thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi vững chãi, mặt tiền xoay theo hướng Tây – Tây Nam nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ. Đây là hướng nhìn lý tưởng, bởi có sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa.
Theo truyền thuyết, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống. Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật... Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế. Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu "chồng rường giả thủ" chia làm 3 lòng. Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa cóchiều sâu và mở rộng.
Nội thất chùa lộng lẫy nhờ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảo thiêng liêng nhờ hệ thống tượng thờ đồ sộ trên những bàn hương án tả hữu, trước sau như những mạch tiếp nối huyền bí thẳm sâu trong khung cảnh đường bệ đầy màu sắc. Nổi bật là bộ Tam thế Phật bằng hợp chất gồm 3 tượng. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen...
Chùa có nhiều truyền thuyết nhưng cư dân ở đây vẫn tâm đắc nhất câu chuyện về việc xây chùa. Tương truyền các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.
Cùng với sự hiện diện gần như nguyên trạng về kết cấu kiến trúc, mỹ thuật, cách bố trí tượng thờ nguyên thủy của thời kỳ Tam giáo Đồng nguyên trong Phật giáo ở Hội An, chùa Hải Tạng là nguồn tư liệu quý trong việc nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, khi Cù Lao Chàm trở thành khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, di tích là một bức tranh trong tổng thể di tích, danh thắng Cù Lao Chàm.
- Hội An rước Phật đản sanh PL.2561
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số 3 phát hành ngày 20/7/2015
- Bản Tin Phật Giáo Quảng Nam QCB Số 2, phát ngày 30/5/2015
- Lễ nhập kim quan cố HT. Thích Chơn Phát
- BẢN TIN PHẬT GIÁO QUẢNG NAM QCB SỐ 04, Phát hành ngày 17/09/2015
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số đầu tiên, phát ngày 4/4/2015
- Phật giáo Duy Xuyên tổ chức Đại lễ Phật đản
- Phật giáo Duy Xuyên tổ chức Đại lễ Phật đản 2
- Những Quan Niệm Chưa Đúng Về Đạo Phật - Thích Phước Tiến 2016
- Lật tẩy "cái bang" giả nhà sư khất thực-VTC
- Đại Lễ Cầu Siêu Nạn Nhân Tử Vong Vì TNGT 2014
- Lễ công bố Quyết Định Bổ Nhiệm Trú Trì chùa Minh Giác - Điện Bàn
- Chư Tăng Quảng Nam an cư kiết hạ
- Triển Khai Hiên Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Lễ Phật đản tại chùa Linh Bửu
- Khai mạc khóa tu mùa hè năm 2015 tại Tam Kỳ
- Đêm hoa đăng khóa tu mùa hè lần 2 tại Tam Kỳ
- GĐPT Thăng Bình văn nghệ cúng dường Phật đản PL 2557 - 2013
- đạo từ của Hòa thượng Thích Thiện Duyên tại buổi lễ cầu siêu Anh hùng liệt sĩ Núi Quế - Quế Sơn
- Hòa thượng Trưởng ban Trị Sự về chứng minh Đại lễ kỳ siêu tại Núi Quế - Quế Sơn
- Hướng dẫn các em khóa tu dùng cơm tự chọn
- Trung ương Giáo hội thăm chính phủ
- HT.Thích Thiện Duyên - Trưởng BTSGHPGVN tỉnh đạo từ tại Đại hội Phật giáo huyện Điện Bàn NK.2011-2016
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- Hoa đăng khóa tu mùa hè - Kiên Giang
- Phim phóng sự Phật giáo Đại Lộc - 20 năm một chặng đường phát triển (1996-2016)
- Đại hội Phật giáo huyện Phú Ninh lần 3
- Phát biểu khai mạc của HT. Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam
- Diễu hành xe hoa Phật đản PL.2561 tại Đại Lộc
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam QCB số 10
- Bản tin Phật giáo Quảng Nam số 16
- Phóng sự khám bệnh tại chùa Vĩnh An
- Phật giáo Quảng Nam diễu hành xe đạp kính mừng Phật đản
- Hội Nghị Giao ban 5 tỉnh miền Trung