410 748
Ngày đăng: 19:16:26 11-11-2016-- Lượt xem: 8389.
Kích cỡ chữ: Giảm - Tăng

Phật pháp như thuốc

Chúng ta hãy cùng suy ngẫm về lời dạy của Đức Phật, đại ý: “Ngay như ta cho con những giáo lý sâu xa nhất, nhưng nếu con không tự mình thực hành, bệnh con sẽ không thể chữa khỏi, dầu cho luôn có một gánh thuốc bên lưng”. Cũng ý nghĩa như thế, ngài Shandideva đã nói trong Boddhisattvacharyavatata rằng: “Khi ta lúc nào cũng làm điều ác, thực hành nào thành tựu nếu chỉ ở đầu môi? Cũng như nếu chỉ đọc nhiều sách thuốc, thì làm sao bệnh được lành?”.

Những lời dạy trên rất giản dị. Đức Phật dạy rằng để cho một người bệnh khỏi bệnh, người đó phải uống thuốc theo sự chỉ dẫn. Nếu người bệnh không tự uống thuốc (và thực hiện các điều chỉ dẫn của thầy thuốc) thì bệnh không thể khỏi. Trường hợp đó cũng giống như người học Phật pháp. Ngay cả khi chúng ta được nghe những giáo lý sâu xa nhất, đọc nhiều sách về Phật pháp và học hỏi pháp Phật, thì những việc ấy chỉ mới ở mức kích hoạt tri thức. Giáo pháp là những hướng dẫn để thực hành chứ không phải là tri thức. Giống như thuốc, nếu không uống thì không thể khỏi bệnh. Cũng vậy, nếu chỉ nghe, đọc giáo lý thôi mà không thực hành thì sẽ không lành bệnh được. “Bệnh”ở đây có nghĩa là những khổ đau do vọng tưởng và những cảm xúc tiêu cực gây nên.

 
Lời dạy của Đức Phật nhấn mạnh rằng cho dù sự hiểu biết về Phật pháp bao nhiêu, có thể là rất ít ỏi, nhưng chúng ta nên thực hành cái ít ỏi đó trong đời sống hàng ngày, để giáo lý trở thành một phần trong đời sống của chúng ta. Khi Pháp trở thành một phần của đời sống có nghĩa là chúng ta rèn luyện tâm thường xuyên hơn. Các hành động qua ba cửa ngõ (thân, miệng, ý) sẽ phù hợp với giáo lý mà Phật dạy. Khi nào hành động và suy nghĩ của chúng ta phù hợp với Pháp thì khi đó chúng ta đã thực hành Pháp.
 
Ngài Shantideva diễn tả một cách khác nhưng cùng một vấn đề. Ngài nói rằng: “Khi ta lúc nào cũng làm điều ác…”.
 
Ở đây, ngài đã so sánh sự hiểu biết của một người về Phật pháp và sự hiểu biết của một người về thuốc. Chúng ta có thể biết một loại thuốc nào đó có công dụng chữa trị một loại bệnh nào đó. Quý vị có thể có một hiểu biết hoàn hảo về lý thuyết các vị thuốc, nhưng công dụng của thuốc chỉ thực sự tác động khi uống thuốc.
 
Cũng như thế, quý vị có thể có hiểu biết về toàn bộ giáo lý Phật giáo, nhưng nếu không áp dụng vào đời sống hàng ngày thì kiến thức đó chẳng có lợi lạc gì cả. Trái lại, với một sự hiểu biết ít ỏi về giáo lý thôi nhưng quý vị áp dụng vào đời sống hàng ngày, chuyển đổi bản thân để phù hợp với Phật pháp thì lúc đó quý vị đang giúp chính mình vì đã cụ thể hóa, cá nhân hóa giáo lý của chư Phật vào trong cuộc sống của mỗi người. Đây là điều mà tất cả chúng ta, những người Phật tử, nên cố gắng thực hiện.
 
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo  số 23  
Góp ý với chúng tôi trên Facebook
Thông tin Phật giáo
Liên hệ Phật giáo
thongke789328
Tổng số lần truy cập : 789328
Số lần truy cập hôm nay : 1587
Số lần truy cập hôm qua : 1876
Số lần truy cập tháng này : 16131
Số lần truy cập năm nay : 68893
Số trang xem hôm nay : 2590
Tổng số trang được xem : 11368187
Người đang online : 11
Flag Counter
Ban Trị Sự Phật giáo Thừa Thiên Huế
Phật giáo huyện Phú Ninh
Ban Trị Sự GHPGVN huyện Duy Xuyên

Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Quảng Nam

Địa chỉ: Chùa Đạo Nguyên, số 140 Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0510) 3705010 - Email: truyenthongphatgiaoquangnam@gmail.com

 

Email dành cho các cấp Giáo hội và bạn đọc gửi tin tức hoạt động Phật sự, bài viết nghiên cứu đến ban biên tập:
Email:  truyenthongphatgiaoquangnam@gmail.com
Xem hướng dẫn chọn vào đây
Dung lượng tối đa: 11MB
Các định dạng File nén sau: File.rar; File.zip
Các định dạng văn bản sau: File.doc; File.docx; File.pdf